Người hiện đại dành phần lớn thời gian cho các hoạt động trong nhà, không gian đóng vai trò chính trong hành vi tâm lý của chúng ta. Tâm lý học môi trường hay tâm lý học về không gian, trên thực tế, là sự tương tác giữa con người và không gian họ sinh sống. Ánh sáng, màu sắc, cấu hình, tỷ lệ, quy mô, âm học và vật liệu ảnh hưởng đến các giác quan của mỗi cá nhân.
Từ việc tạo ra sự ấm áp và an toàn hoặc tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả, không gian có nhiều tác động đến cách chúng ta hành động hoặc cảm nhận; do đó, các biện pháp thiết kế và sáng tạo nên được xem xét theo nhu cầu xã hội và tâm lý của người ở.
Theo Dave Alan Kopec – chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học không gian, giáo sư tại Trường Kiến trúc và Thiết kế ở San Diego, chia sẻ: “Tâm lý học về không gian thực tế là nghiên cứu về các mối quan hệ và hành vi của con người trong bối cảnh xây dựng và môi trường tự nhiên”.
Không gian nội thất có tác động trực tiếp đến tiềm thức, góp phần vào cảm xúc và nhận thức của mỗi cá nhân. Thiết kế nội thất đã trở thành một phần vốn có của tâm lý con người. Mặc dù nó không phải là yếu tố duy nhất liên quan, nhưng không gian bên trong có ý nghĩa lớn và kiến trúc sư có trách nhiệm định hình các giải pháp hữu hình cho người dùng và kết hợp những ý tưởng này vào cấu trúc của dự án.
Với sự gia tăng về chức năng trong những thập kỷ qua, không gian đã trở thành một sự phản ánh đơn thuần của công trình. Con người sống trong các căn phòng xếp chồng ở một xã hội hướng tới người tiêu dùng.
Trên thực tế, ý tưởng này chỉ nhồi nhét các cá nhân vào bất kỳ không gian, khi cuộc cách mạng công nghiệp đưa dòng người vào các thành phố lớn. Nhà cửa và công việc được định hướng theo hướng sản xuất nhanh. Việc sử dụng không gian và sự hiểu biết tâm lý sẽ được cân nhắc sau trong tương lai.
Quay trở lại thời hiện đại, trong một bài báo được đăng trên tờ Independent đã giải quyết các thiết kế mới của thư viện, Tiến sĩ Sergio Altomonte, kiến trúc sư và phó giáo sư tại khoa kiến trúc và môi trường xây dựng tại trường đại học Nottingham, đã chỉ ra: “Các tòa nhà và không gian đô thị nên được thiết kế đầu tiên và ưu tiên nhất xung quanh người ở. Ngày nay, tầm quan trọng của kiến trúc, một tác nhân kích thích sức khỏe thể chất, sinh lý và tâm lý, đang trở thành một chủ đề quan tâm.”
Theo nhà tâm lý học môi trường và nhà thiết kế nội thất Migette Kaup: “Các dấu hiệu kiến trúc có thể củng cố các hành vi mong muốn ở các địa điểm cụ thể”. Các kiến trúc sư cần chú ý tới các yếu tố chính, bao gồm tính an toàn, kết nối xã hội, dễ dàng di chuyển và kích thích giác quan. Các biện pháp cụ thể hơn bao gồm ánh sáng, màu sắc, nghệ thuật, khả năng thông gió, v.v.
Ví dụ, một số nguyên tắc thiết kế bao gồm sự cân bằng, tỷ lệ, đối xứng và nhịp điệu có thể mang lại cảm giác hài hòa. Mặt khác, màu sắc có logic rất đơn giản đằng sau chúng, màu càng ấm thì không gian càng trở nên nhỏ gọn.
Gam màu ấm cũng có thể gợi lên cảm giác thoải mái hoặc kích thích giao tiếp giữa mọi người. Ánh sáng phụ thuộc rất lớn vào chức năng. Ánh sáng mờ cho thấy một không gian ảm đạm trong khi ánh sáng rực rỡ mang đến diện mạo đầy sức sống. Ánh sáng tự nhiên kích thích sự sản xuất và phục hồi.
Trong khi một số không gian làm tăng thêm sự lo lắng của bạn, thì những không gian khác lại mang đến cảm giác thanh thản. Trên thực tế, không phải lúc nào cũng dựa trên bằng chứng, tâm lý học môi trường tập trung nhiều vào nghiên cứu và vào tương tác giữa con người với môi trường xung quanh.
Về điều đó, Irving Weiner, AIA , giáo sư tâm lý học môi trường tại Đại học Cộng đồng Massasoit ở Middleborough, Mass tuyên bố rằng “những ảnh hưởng môi trường này chúng ta không thể nhìn thấy hoặc chạm vào, nhưng chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi hoặc tâm trạng của chúng ta”.
Biên dịch | Hương Giang (Nguồn: Archdaily)